Thiết kế mạng trong trung tâm dữ liệu

Kết nối ổn định, không oversell và luôn có backup – đó là yêu cầu về thiết kế mạng trong trung tâm dữ liệu mà VietNAP sử dụng. Mỗi khi tìm hiểu, chọn lựa đối tác mới, VietNAP luôn khảo sát tất cả các mức kết nối, từ bên ngoài data center cho đến các cấu trúc mạng trước mỗi tủ rack do VietNAP bố trí.

sơ đồ thiết kế mạng trong trung tâm dữ liệu
Sơ đồ thiết kế mạng trong trung tâm dữ liệu

Từ lớp core kết nối với các nhà mạng như NTT, Telia, Level(3), các core router được kết nối với nhau, chạy song song với chế độ hoán đổi nóng. Nếu router thứ nhất gặp vấn đề, router thứ hai ngay lập tức sẽ tiếp nhận các kết nối, đảm bảo hệ thống mạng được thông suốt. Tương tự vậy với các switch phân phối. Mỗi switch đều có kết nối đến các core router khác nhau, và hai bộ nguồn được nối với UPS.

Public / private networks – mạng trong mạng

Trong khu vực thiết lập của mình, VietNAP luôn hoạch định các tủ rack với mục đích khác nhau: public rack và private rack.

  • public rack được sử dụng cho các máy chủ hosting có giao tiếp trực tiếp với người dùng. Các yêu cầu kết nối từ người dùng, thông qua mạng Internet, được gửi đến các thiết bị mạng tại trung tâm dữ liệu, và được phân bổ vào các máy chủ tại public rack. Các máy chủ tại đây đều sử dụng các CPU cỡ lớn như các dòng CPU AMD EPYC, kèm theo lượng RAM từ 64 GB đến 256 GB. Tuy nhiên, dữ liệu của khách hàng lại không nằm tại đây. Để khai thác công nghệ điện toán đám mây đúng nghĩa, VietNAP thiết lập các máy chủ lưu trữ dữ liệu riêng biệt, nằm tại private rack. Điều này cho phép giảm thiểu downtime cho khách hàng, nếu như máy chủ public bị lỗi phần cứng, có thể chuyển sang máy chủ khác ngay, mà không mất thời gian chuyển lượng dữ liệu khổng lồ.
  • private rack được sử dụng với mục tiêu kết nối nội bộ. Ở các rack này, các máy chủ cơ sở dữ liệu, hay resolver cho các máy chủ public, máy chủ Zabbix monitor nội bộ… Các private rack được kết nối với public rack qua hệ thống private gigabits switches. Một số máy chủ ở private rack có yêu cầu kết nối public thì cũng được kết nối qua VLAN riêng, không dùng chung public switch.

Với cấu hình public – private như vậy, cho phép VietNAP tiến hành các công việc yêu cầu tốc độ cao giữa các máy chủ, như các máy chủ cluster, đồng thời, không gây nghẽn mạch ở cấu hình mạng kết nối với người dùng.