Website chạy chậm, khách hàng phải đợi, họ có thể bỏ đi không quay lại nữa. Website hoạt động không ổn định, các robot của Google có thể gặp trục trặc khi tự động rà soát website, và sẽ làm giảm khả năng ghi nhận những cập nhật mới của doanh nghiệp.
Đó chỉ là một vài lỗi có thể xảy ra. Các vấn đề trên có thể khắc phục với một trung tâm dữ liệu hosting ổn định, đi kèm với công nghệ CDN. Tuy nhiên, cũng không phải lúc nào website cũng hỗ trợ CDN, cũng như một số yếu tố ảnh hưởng khác. Vậy, chọn hosting ở đâu?

Khách hàng chủ yếu của bạn ở đâu?
Website gần với đối tượng truy cập luôn là một điều tốt. Nó sẽ làm giảm thời gian chờ đợi của người dùng. Do vậy:
- Nếu khách hàng của bạn chủ yếu tại Việt Nam, nên dùng máy chủ tại Việt Nam, hoặc một số quốc gia xung quanh như Hongkong, Singapore, hay Nhật Bản. Các nước này đều có kết nối Internet tốt với Việt Nam.
- Nếu khách hàng của bạn chủ yếu tại khu vực châu Âu, nên chọn máy chủ tại Đức, Hà Lan, Pháp hay Anh. Đây đều là các hub Internet lớn tại châu Âu, cho phép kết nối liên thông dễ dàng giữa các nhà cung cấp dịch vụ mạng trên toàn cầu.
- Nếu khách hàng của bạn ở châu Mỹ, USA vẫn là lựa chọn hàng đầu. Tất nhiên, có thể xem xét sâu hơn, ví dụ, nếu khách hàng của bạn ở khu vực châu Mỹ La tinh, thì máy chủ tại Florida sẽ gần hơn so với máy chủ tại Seattle.
Chất lượng các trung tâm dữ liệu hosting có giống nhau?
Nếu bạn đăng ký các gói dịch vụ với chi phí “rất rẻ”, cơ sở hạ tầng có thể không được đảm bảo. Thay vì có nhiều nguồn điện lưới, họ chỉ có một nguồn điện. Hoặc hệ thống mạng sử dụng một nhà cung cấp, thay vì kết hợp nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Với việc sử dụng thông thường, phần lớn thời gian, bạn sẽ không thấy sự khác nhau quá nhiều giữa các trung tâm dữ liệu. Khi doanh nghiệp phát triển hơn, yêu cầu đảm bảo trực tuyến cao hơn, mức độ tin cậy lớn hơn, bạn sẽ cần cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau.
Hệ thống mạng multi-homed.
Có nghĩa trung tâm dữ liệu bạn đang dùng có nhiều nhà cung cấp mạng. Khi một nhà cung cấp bảo trì hệ thống, hay có sự cố, máy chủ của bạn vẫn kết nối trực tuyến qua nhà cung cấp khác. Tất cả các trung tâm dữ liệu của VietNAP Hosting đều có từ ba nhà cung cấp mạng trở lên.
Độ tin cậy của địa chỉ IP.
Đáng buồn là địa chỉ IP tại Việt Nam luôn bị đánh giá thấp, do mức độ spam quá lớn. Rất nhiều dải IP của các ISP tại Việt Nam bị liệt vào blacklist của các tổ chức antispam trên thế giới. Điều này dẫn đến việc email của doanh nghiệp khi gửi đi, có thể bị chặn. Khi đăng ký dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thư điện tử, với bất kỳ nhà cung cấp nào, bạn nên kiểm tra độ tin cậy của IP, xem có bị liệt kê ở blacklist nào không, được đánh giá cao hay thấp, họ có các công cụ gì để dự đoán và ngăn chặn spam từ hệ thống.
Các điều kiện về nguồn điện.
Hãy tìm hiểu về trạng thái nguồn điện của trung tâm dữ liệu.
- Họ có bao nhiêu nguồn điện lưới ba pha từ bên ngoài?
- Hệ thống máy nổ được bảo trì như thế nào, nếu có? Khi mất điện lưới, máy nổ được kích hoạt ra sao?
- Có hỗ trợ các hệ thống UPS trong trung tâm dữ liệu không? Các hệ thống này được bảo trì như thế nào?
Ví dụ, trung tâm dữ liệu tại Mỹ của VietNAP thực hiện bảo trì các máy phát điện liên tục. Hàng tháng, sẽ có một đến hai ngày, toàn bộ hệ thống được ngắt khỏi nguồn điện lưới ba pha, chạy 100% tải trên các máy phát điện. Điều này đảm bảo hệ thống không bị quá tải, cũng như sẵn sàng cho việc mất điện trên diện rộng. Các hệ thống pin của UPS cũng được kiểm soát hàng phút, và đưa ra cảnh báo ngay khi có vấn đề, để có thể khắc phục trước khi gây lỗi.
Các vấn đề trên chỉ là một số tiêu chí ban đầu đánh giá một trung tâm dữ liệu hosting. Bạn có thể liên hệ với VietNAP để có thể trao đổi thêm nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết chọn lựa sử dụng tại đâu. Chúng tôi hiểu rằng VietNAP Hosting có thể chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn, nhưng chúng tôi luôn trả lời các thắc mắc, để giúp đỡ các doanh nghiệp có quyết định tốt nhất.